Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Lạc bước giữa làng gốm Phù Lãng
Người Phù Lãng làm nên gốm nhưng chính những mảnh gốm thô sơ, mộc mạc kia cũng làm nên tên, nên tiếng của cái làng nhỏ ven sông Cầu: Gốm Phù Lãng…
Các cụ cao niên ở Phù Lãng kể rằng: cái nghề gốm trên mảnh đất này đã có cả nghìn năm nay. Chuyện rằng ông tổ nghề có tên là Lưu Phong Tú. Vào cuối thời Lý, ông được triều đình cử đi sứ Trung Quốc. Trong dịp này, ông học được nghề làm gốm và truyền dạy cho người trong nước.
  gom phu lang | gốm phù lãng
  gom phu lang | gốm phù lãng

Khác với những sản phẩm gốm lấy chất liệu từ “xương” đất sét xanh của Thổ Hà, sét trắng của Bát Tràng, gốm Phù Lãng được tạo nên từ “xương” đất đỏ hồng lấy từ vùng Thống Vát, Cung Khiêm (Bắc Giang).

gom phu lang | gốm phù lãng
Đất sét đỏ hồng
Những con thuyền xuôi mai chèo trở đất về Phù Lãng, dưới bàn tay tài hoa của chàng trai, cô gái để tạo nên những chiếc ấm, chiếc bình…

  gom phu lang | gốm phù lãng

Những sản phẩm có mầu da lươn vàng óng hay mầu cánh dán, khi gõ vào sản phẩm có tiếng vang. Mặc dù nằm tiếp giáp với vùng than nhưng ở Phù Lãng người ta vẫn sử dụng phương pháp truyền thống - dùng củi để nung, nhờ sự biến nhiệt khác nhau tạo ra những vết táp trên bề mặt gốm mà không phương pháp nào có thể thay thế nổi.

gom phu lang | gốm phù lãng
Nung gốm thủ công bằng củi gỗ

Gốm Phù Lãng có nét sắc thái riêng biệt, đó là những sản phẩm gốm men nâu, vàng nhạt, vàng… mà người ta gọi chung là men da lươn.

gom phu lang | gốm phù lãng
gom phu lang | gốm phù lãng
Phương pháp đắp nổi theo hình thức chạm bong, còn gọi là chạm kép, màu men tự nhiên, bền và lạ; dáng của gốm mộc mạc, thô phác nhưng khỏe khoắn, chứa đựng vẻ đẹp nguyên sơ của đất với lửa, và rất đậm nét của điêu khắc tạo hình.

gom phu lang | gốm phù lãng
  gốm phù lãng
Một điều khá thú vị khi dừng chân ở đất gốm Phù Lãng là những mảnh sành, mảnh gốm hiện hữu ở mọi nơi. Ngoài những sản phẩm hoàn chỉnh chờ ngày xuất ngoại, những mảnh tiểu sành trở thành thứ “trang trí” đặc biệt trên tường rào, bờ mương.

  gom phu lang
Màu da lươn của gốm hòa quyện với màu rêu phong của mái ngói mũi hài trong những ngôi nhà cổ kính tạo nên một thứ hồn quê đậm đà…


gom phu lang
Mỗi góc vườn, dậu phơi, bờ rào là một khuôn hình dễ thương, mộc mạc. Nó như gìn giữ trong lòng cả một câu chuyện dài về quá khứ của xứ sở Kinh Bắc hôm qua, và ẩn mình trong cái hồn của làng gốm Phù Lãng hôm nay.

  gốm phù lãng
Tôi ra về mà lòng cứ bâng khâng về cái mộc mạc của gốm, cái tình người chân chất, thân tình của con người Phù Lãng.


Thông tin thêm:
Du khách đi Phù Lãng ngoài việc mua tour từ các đại lý du lịch thì có thể theo chân dân “bụi” tự túc một hành trình. Từ Hà Nội có thể đi xe máy hoặc ôtô theo quốc lộ 5 rồi rẽ lên đường 1A mới.

Tới bùng binh cầu vượt ở Bắc Ninh thì rẽ phải theo đường đi Phả Lại, đến trên cột cây số ghi “Phả Lại - 6km” vài trăm mét thì rẽ phải xuống một con đường làng nhỏ, qua chợ Châu Cầu chừng 5 - 10 phút là tới.

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Tranh gốm, bình gốm Phù Lãng có nhiều kích thước, kiểu dáng đa dạng và phong phú

Tranh gốm, bình gốm Phù Lãng có nhiều kích thước, kiểu dáng đa dạng và phong phú

Tranh gốm Phù Lãng nổi tiếng khắp vùng Kinh Bắc không chỉ bằng chất liệu gốm đơn sơ, mộc mạc mà còn thể hiện nghệ thuật tạo hình độc đáo từ những đôi bàn tay khéo léo để tạo ra những sản phẩm có vẻ đẹp dân dã, công phu, cầu kì mà sáng tạo.

Hiện nay chúng tôi có trên 1000 mẫu tranh rất đẹp được từ gốm như: Tranh gốm Vụ gặt, Tranh gốm Vụ cấy, Tranh gốm Việc đồng áng, Tranh gốm Trò chơi Ô quan, Tranh gốm Tình yêu, Tranh gốm Tình nhân lọ, Tranh gốm Thiếu nữ chải tóc, Tranh gốm Mang lúa về nhà, Tranh gốm Nón việt, Tranh gốm Khuê Vân Các, Tranh gốm Hoạt động trên phố, Tranh gốm Hò hẹn, Tranh gốm Đu sừng trâu, Tranh gốm Đàn và Trống, Tranh gốm Đi học về, Tranh gốm Đôi Thiên Nga, Tranh gốm Cưỡi trâu, Tranh gốm Cổng làng, Tranh gốm Chèo Xuồng, Tranh gốm Cảnh nông thôn, Tranh gốm Cảnh lao động ở nông thôn, Tranh gốm Cảnh đồng quê, Tranh gốm Bà và Cháu, Tranh gốm Người trong lọ, Tranh gốm Khuôn mặt và hoa sen, Tranh gốm Đôi lứa và hoa sen, Tranh gốm Con người và Sen, Tranh gốm Đôi lứa, ao sen và lọ hoa, Tranh gốm Con người với sông nước...














Sản phẩm gốm Phù Lãng đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã. Trong đó, tranh gốm mang sắc thái riêng biệt, ở đó chúng ta có thể nhận diện, thẩm thấu sức bật nội tâm trong tâm hồn người nghệ sỹ đã miệt mài sáng tạo. Đường nét và màu sắc của tranh gốm Phù Lãng không pha trộn với bất kỳ tranh gốm nào khác, vì nó mang đặc trưng là men da lươn: nâu đen, vàng nhạt, vàng thẩm...
Liên hệ đặt mua:
Cơ sở sản xuất gốm phù lãng
ĐT: 0241 3812 768 - 0972 083 099
YM: village_vn
Skype: craftb2c
http://phulang.bacninh.com
Email: craftb2c@gmail.com

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Nuôi chim bồ câu kiếm tiền

Nhiều người thường nuôi chim bồ câu làm chim cảnh nhưng tại khối phố 5, thị trấn Núi Thành, gia đình anh Bùi Văn Lâm nuôi hơn 300 cặp bồ câu để bán chim con ra thị trường, bỏ túi gần chục triệu đồng mỗi tháng...
chim bo cau

Rời quân ngũ về địa phương, anh Lâm trải qua đủ thứ nghề nhưng cuộc sống vẫn bấp bênh. Nghe có người mách, anh vào tận Thủ Đức (TP.Hồ Chí Minh),  Biên Hòa (Đồng Nai) học nghề nuôi bồ câu thịt. Cuối năm 2008, anh Lâm mua 50 cặp bồ câu con với giá 200 nghìn đồng/cặp về nuôi. Với khu chuồng trại được xây dựng khép kín, xung quanh bao bọc lưới thép, anh bắt đầu “nghề” nuôi bồ câu. Nhờ chăm sóc tốt, sau 4 tháng, bồ câu đẻ lứa đầu tiên. Cứ 1 cặp sinh ra 1 cặp, tiếp đó, mỗi tháng bồ câu tiếp tục sinh sôi. Chim  câu nở sau 10 ngày ra ràng, anh xuất bán với giá hiện nay 70 nghìn đồng/cặp, trừ chi phí, mỗi cặp anh thu lãi 50 nghìn đồng. Đến nay, gia đình anh có hơn 300 cặp bồ câu. Với việc bán bồ câu thịt ra ràng và bồ câu giống cho các hộ nuôi, bình quân mỗi tháng, trừ chi phí, gia đình anh thu lãi gần 10 triệu đồng.

“Nuôi bồ câu không phải lo khâu tiêu thụ. Bồ câu ra ràng là thức ăn quý và bổ dưỡng. Trong nhà có người nhà đau ốm hay già yếu thường hay đến mua về hầm thuốc bắc để bồi bổ cơ thể. Nhiều nhà hàng trên địa bàn muốn mua phải đặt mua trước mới có. Bồ câu ra ràng nếu không muốn bán thịt thì để nuôi vẫn tiếp tục sinh lợi”- anh Bùi Văn Lâm cho biết. Ngoài bán sản phẩm bồ câu ra ràng phục vụ nhu cầu của khách, gia đình anh Lâm còn cung cấp giống cho các hộ nuôi. Đến nay đã có 5 cơ sở ở Tam Kỳ, Bắc Trà My, và tận Đắc Lắc... cũng đến mua bồ câu giống tại cơ sở của anh.

Theo anh Lâm, bồ câu dễ nuôi lại ít tốn công lao động. Với 300 cặp chim bồ câu, chỉ cần 1 lao động chăm sóc là đủ. Thức ăn cho bồ câu chủ yếu là gạo lứt và cám. Quan trọng là, khi nuôi bồ câu theo mô hình khép kín cần siêng năng vệ sinh chuồng trại và tiêm vắc xin phòng bệnh. Theo ông Nguyễn Văn Thịnh, Chủ tịch UBND thị trấn Núi Thành, đối với những vùng có diện tích đất sản xuất và vườn nhà chật hẹp như thị trấn hay các đô thị thì nuôi chim bồ câu theo mô hình khép kín là phù hợp, có thể giải quyết được việc làm lại ít tốn kém cho chi phí đầu tư, đem lại nguồn thu nhập khá.

Từ hiệu quả kinh tế ban đầu, sắp đến, gia đình anh Lâm tiếp tục mở rộng quy mô nuôi bồ câu ngay tại vườn nhà. “Tôi sẽ làm thêm lồng sắt, mỗi lồng nuôi chừng 6 cặp và dự định đưa tổng đàn lên 600 cặp. Tôi sẵn sàng cung cấp bồ câu giống và giúp đỡ kỹ thuật cho những hộ có nhu cầu thực hiện mô hình, nhất là các cựu chiến binh”- anh Lâm nói.

NHÀ PHÂN PHỐI CHIM BỒ CÂU YÊN PHONG – BẮC NINH
Địa chỉ : Thôn phù lưu - Xã Trung Nghĩa – Yên Phong – Tỉnh Bắc Ninh
Điện thoại: (0241) 3683807 – 0913053808 - Anh Trường
Website: chimbocau.vn - Email: chimbocauvn@yahoo.com

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Thu nhập 40 triệu mỗi tháng từ chim trĩ đỏ

Sau hai lần thất bại với mô hình nuôi cá lóc và ba ba, vốn liếng dần cạn kiệt, cuối cùng ông Na đã thành công với mô hình nuôi chim trĩ đỏ. Tên của ông đã trở thành một thương hiệu gắn liền với loài chim quý “ông Na chim trĩ”.
Sau 4 năm đi lính, năm 1983 chàng trai trẻ Đỗ Văn Na ở xóm 12, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam xuất ngũ về quê. Suốt những năm sau đó, ông trăn trở với việc tìm hướng đi mới cho nền nông nghiệp xã nhà thoát khỏi cảnh nghèo khó và làm giàu trên chính quê hương. Câu hỏi “trồng cây gì và nuôi con gì sẽ mang lại hiệu quả cao trên cùng một diện tích” cứ ám ảnh ông mãi.

Đầu năm 1987 ông bắt đầu thực hiện ước mơ với mô hình nuôi ba ba thương phẩm. Nhưng tất cả công sức, vốn liếng mà ông dồn vào mấy ao nuôi đều trôi hết chỉ trong một trận lụt và cống ao bị vỡ.

Không nản lòng, người cựu binh lại cải tạo các ao nuôi ba ba để thả cá quả. Nhưng do thiếu kinh nghiệm, một lần nữa mô hình nuôi cá quả vẫn không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Chim trĩ đỏ đã mang lại hàng trăm triệu đồng cho gia đình ông Na mỗi năm. Ảnh: Phan Thiên.

Vốn liếng dần cạn kiệt, tuy nhiên ông vẫn không ngừng học hỏi những hướng đi mới. Đầu năm 2009 ông bắt đầu thí điểm mô hình nuôi chim trĩ đỏ. Và loài chim quý đã chứng tỏ được hiệu quả kinh tế của mình.

Sau 3 năm phát triển giờ đây trang trại của ông có trên 100 con chim bố mẹ đã qua chọn lọc, dùng để nhân giống cung cấp cho thị trường và chim trĩ thương phẩm.

Ông Na chia sẻ: “chim trĩ là loài có sức đề kháng tốt, ít dịch bệnh, thích nghi tốt với điều kiện nuôi nhốt, ăn ít nên rất dễ nuôi, mà có sức đề kháng cao. Mỗi lứa chim trĩ mẹ đẻ từ 80 đến 100 quả trứng, chim trĩ con chỉ nuôi 6 tháng là có thể đẻ trứng hoặc xuất chuồng”.

Hiện tại giá bán bình quân là 45 – 50 nghìn đồng/quả trứng, và chim con sau khi ấp nở một tuần là 90 - 100 nghìn đồng mỗi con.
Chim trĩ đỏ được nuôi trong chuồng giống như gà, không tốn kém nên mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Ảnh: Phan Thiên.

Ông cũng cho biết chim mẹ sau khi đẻ một lứa nên vỗ béo để xuất thành chim thương phẩm, vì trĩ không như các loài khác. Nếu để đẻ lứa sau chất lượng và năng suất trứng sẽ không tốt như lứa đầu nữa.

Riêng hệ thống chuồng nuôi chim trĩ được kết cấu như nuôi gà, nhưng cần vây kín để tránh chim bay ra ngoài.

Hiện tại, chim trĩ thương phẩm được bán cho các nhà hàng trong tỉnh và Hà Nội với giá bán 400 - 420 nghìn đồng/kg. Nhu cầu thị trường ngày càng phát triển, nhiều khi có đơn đặt hàng nhưng chim không đủ để bán.

Không những cung cấp chim trĩ thương phẩm cho các nhà hàng, hiện tại ông Na còn cung cấp trứng và con giống cho các hộ nuôi trên địa bàn và các vùng lân cận.

Thấy được hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi chim trĩ của ông Na, bà con trong xã và người dân ở các tỉnh lân cận cũng tìm về học hỏi kinh nghiệm làm giàu.

Ông Đinh Công Dần một hộ nuôi chim trĩ trong xóm 12 chia sẻ: “Nuôi chim trĩ ít bị dịch bệnh, mà giá thành lại cao nên hiệu quả kinh tế cao. Lượng thức ăn của một con chim trĩ từ khi nhỏ đến khi xuất chuồng chỉ bằng nuôi gà nhưng giá bán thương phẩm cao hơn nhiều lần so với nuôi gà vậy nên lãi cao hơn nhiều”.

Mỗi ngày gia đình ông Na thu được hơn 50 quả trứng chim trĩ đỏ, bán với giá 50 nghìn đồng một quả. Ảnh: Phan Thiên.

Ngoài cung cấp chim thương phẩm và chim con, có rất nhiều người còn đến săn tìm những con chim trĩ đẹp về làm cảnh, mỗi con như vậy ông Na bán được từ 2 đến 3 triệu đồng/con.

Hiện tại với hơn 100 con chim bố mẹ, trừ chi phí trung bình mỗi tháng ông Na thu về từ 35 đến 40 triệu đồng.

Không dừng lại ở đó, đầu năm 2010 thấy việc nuôi chồn nhung đen mang lại hiệu quả cao, ông đã mua 20 cặp về nhân giống thử và kết quả ngoài mong đợi của người cựu chiến binh. Đàn chồn này lớn trông thấy, thức ăn chủ yếu là lá cây, ngô, khoai sắn.

Chồn nhung đen có ưu điểm là không bệnh tật, mỗi năm đẻ 3 lứa, mỗi lứa đẻ từ 3 đến 4 con. Giá bán hiện tại của một cặp chồn con 1 tháng tuổi khoảng 500 nghìn đồng. Sau một thời gian thí điểm ông đã gây được 50 cặp chồn bố mẹ, cung cấp giống cho bà con trong tỉnh và lân cận như Nam Định, Thái Bình…

Ông chủ tiết lộ, nuôi chồn nhung đen cũng có giá trị kinh tế rất cao, tuy nuôi với số lượng ít nhưng mỗi năm ông cũng thu hàng chục triệu đồng từ mô hình mới này.

Cũng nhờ nuôi chim quý mà kinh tế của gia đình ông ngày một khá giả, sắm đầy đủ tiện nghi. Với mô hình nuôi mới này, ông đang tích cực mở rộng chuồng trại để nuôi và giúp người nuôi có hướng đi đúng đắn.

Chim  trĩ đỏ vốn là động quý hiếm có tên trong sách đỏ có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ. Tuy nhiên hiện nay chim trĩ đã được gây nuôi thành công trong môi trường nuôi nhốt, nên người chăn nuôi chỉ cần đến đăng ký tại các hạt kiểm lâm địa phương, để có giấy phép. Do là loài đặc sản mới được gây nuôi thành công nên hiện nay chim trĩ được rất nhiều bà con nông dân ưa chuộng đầu tư.

Nhà phân phối chim bồ câu lớn nhất tỉnh bắc ninh

Ở thôn Phù Lưu, xã Trung Nghĩa (Yên Phong) có người nuôi 1.000 đôi chim bồ câu theo phương thức nuôi nhốt, rất có hiệu quả. Đó là Nguyễn Đức Trường.

Ngày nào cũng vậy, cứ 5 giờ sáng, anh lại tất bật thịt gần 200 con chim bán giao cho các khách sạn, nhà hàng lớn ở Hà Nội. Nuôi gốc, bán ngọn, công việc tuy vất vả nhưng nó là nguồn thu chính của gia đình.

 Chim bồ câu dễ phát triển, sức đề kháng cao, ít bệnh tật, nguồn thức ăn dồi dào (ngô, thóc, cám công nghiệp…) lại tận dụng nguồn nhân công lúc nông nhàn. Thời gian sinh sản của loài này nhanh 40 ngày/lứa, nuôi theo phương pháp tập trung có nhiều thuận lợi, tiết kiệm diện tích.

chuyên bán buôn bán lẻ các loại chim bồ câu giống , thịt chim bồ câu , lồng muôi chim bồ câu ....


NHÀ PHÂN PHỐI CHIM BỒ CÂU YÊN PHONG – BẮC NINH

Địa chỉ : Thôn phù lưu - Xã Trung Nghĩa – Yên Phong – Tỉnh Bắc Ninh
Điện thoại: (0241) 3683807 – 0913053808 - Anh Trường
Website: chimbocau.vn - Email: chimbocauvn@yahoo.com