Lạc bước giữa làng gốm Phù Lãng
Người Phù Lãng làm nên gốm nhưng
chính những mảnh gốm thô sơ, mộc mạc kia cũng làm nên tên, nên tiếng của
cái làng nhỏ ven sông Cầu: Gốm Phù Lãng…
Các cụ cao niên ở Phù Lãng kể rằng: cái nghề gốm trên
mảnh đất này đã có cả nghìn năm nay. Chuyện rằng ông tổ nghề có tên là
Lưu Phong Tú. Vào cuối thời Lý, ông được triều đình cử đi sứ Trung Quốc.
Trong dịp này, ông học được nghề làm gốm và truyền dạy cho người trong
nước.
Khác với những sản phẩm gốm lấy chất liệu từ “xương” đất sét xanh của Thổ Hà, sét trắng của Bát Tràng, gốm Phù Lãng được tạo nên từ “xương” đất đỏ hồng lấy từ vùng Thống Vát, Cung Khiêm (Bắc Giang).
Đất sét đỏ hồng
Những con thuyền xuôi mai chèo trở đất về Phù Lãng, dưới bàn tay tài hoa của chàng trai, cô gái để tạo nên những chiếc ấm, chiếc bình…
Những sản phẩm có mầu da lươn vàng óng hay mầu cánh dán, khi gõ vào sản phẩm có tiếng vang. Mặc dù nằm tiếp giáp với vùng than nhưng ở Phù Lãng người ta vẫn sử dụng phương pháp truyền thống - dùng củi để nung, nhờ sự biến nhiệt khác nhau tạo ra những vết táp trên bề mặt gốm mà không phương pháp nào có thể thay thế nổi.
Nung gốm thủ công bằng củi gỗ
Gốm Phù Lãng có nét sắc thái riêng biệt, đó là những sản phẩm gốm men nâu, vàng nhạt, vàng… mà người ta gọi chung là men da lươn.
Phương pháp đắp nổi theo hình thức chạm bong, còn gọi là chạm kép, màu men tự nhiên, bền và lạ; dáng của gốm mộc mạc, thô phác nhưng khỏe khoắn, chứa đựng vẻ đẹp nguyên sơ của đất với lửa, và rất đậm nét của điêu khắc tạo hình.
Một điều khá thú vị khi dừng chân ở đất gốm Phù Lãng là những mảnh sành, mảnh gốm hiện hữu ở mọi nơi. Ngoài những sản phẩm hoàn chỉnh chờ ngày xuất ngoại, những mảnh tiểu sành trở thành thứ “trang trí” đặc biệt trên tường rào, bờ mương.
Màu da lươn của gốm hòa quyện với màu rêu phong của mái ngói mũi hài trong những ngôi nhà cổ kính tạo nên một thứ hồn quê đậm đà…
Mỗi góc vườn, dậu phơi, bờ rào là một khuôn hình dễ thương, mộc mạc. Nó như gìn giữ trong lòng cả một câu chuyện dài về quá khứ của xứ sở Kinh Bắc hôm qua, và ẩn mình trong cái hồn của làng gốm Phù Lãng hôm nay.
Phương pháp đắp nổi theo hình thức chạm bong, còn gọi là chạm kép, màu men tự nhiên, bền và lạ; dáng của gốm mộc mạc, thô phác nhưng khỏe khoắn, chứa đựng vẻ đẹp nguyên sơ của đất với lửa, và rất đậm nét của điêu khắc tạo hình.
Một điều khá thú vị khi dừng chân ở đất gốm Phù Lãng là những mảnh sành, mảnh gốm hiện hữu ở mọi nơi. Ngoài những sản phẩm hoàn chỉnh chờ ngày xuất ngoại, những mảnh tiểu sành trở thành thứ “trang trí” đặc biệt trên tường rào, bờ mương.
Màu da lươn của gốm hòa quyện với màu rêu phong của mái ngói mũi hài trong những ngôi nhà cổ kính tạo nên một thứ hồn quê đậm đà…
Mỗi góc vườn, dậu phơi, bờ rào là một khuôn hình dễ thương, mộc mạc. Nó như gìn giữ trong lòng cả một câu chuyện dài về quá khứ của xứ sở Kinh Bắc hôm qua, và ẩn mình trong cái hồn của làng gốm Phù Lãng hôm nay.
Tôi ra về mà lòng cứ bâng khâng về cái mộc mạc của gốm, cái tình người chân chất, thân tình của con người Phù Lãng.
Thông tin thêm:
Du khách đi Phù Lãng ngoài việc mua tour từ các đại lý du lịch thì có thể theo chân dân “bụi” tự túc một hành trình. Từ Hà Nội có thể đi xe máy hoặc ôtô theo quốc lộ 5 rồi rẽ lên đường 1A mới.
Tới bùng binh cầu vượt ở Bắc Ninh thì rẽ phải theo đường đi Phả Lại, đến trên cột cây số ghi “Phả Lại - 6km” vài trăm mét thì rẽ phải xuống một con đường làng nhỏ, qua chợ Châu Cầu chừng 5 - 10 phút là tới.
Du khách đi Phù Lãng ngoài việc mua tour từ các đại lý du lịch thì có thể theo chân dân “bụi” tự túc một hành trình. Từ Hà Nội có thể đi xe máy hoặc ôtô theo quốc lộ 5 rồi rẽ lên đường 1A mới.
Tới bùng binh cầu vượt ở Bắc Ninh thì rẽ phải theo đường đi Phả Lại, đến trên cột cây số ghi “Phả Lại - 6km” vài trăm mét thì rẽ phải xuống một con đường làng nhỏ, qua chợ Châu Cầu chừng 5 - 10 phút là tới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét