Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Sản phẩm thủ công , đồ mỹ nghệ, làng nghề thủ công truyền thống Bắc Ninh

Phía bắc tỉnh Bắc Ninh, quê hương làn điệu Quan Họ nổi tiếng. Làng nghề tiêu biểu nhất là Đông Hồ, nổi tiếng với sản phẩm thủ công tranh dân gian. Hầu như tất cả những khoảng trống trong làng là để phơi khô giấy, khiến cho làng nghề trông như một bức tranh nhiều màu sắc. Tất cả người dân trong làng từ trẻ đến già đều tham gia nghề sản xuất truyền thống.


Làng Phù Lãng (Thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ Tỉnh Bắc Ninh), cách thị xã Bắc Ninh khoảng 10km và cách sông Lục đầu khoảng 4km. Phù Lãng nằm bên bờ sông Cầu và có nhiều bến đò ngang suốt ngày chở khách qua lại. Địa địa danh Phù Lãng có thể có từ cuối thời Trần đầu thời Lê. Vào thời kỳ này, Phù Lãng có 3 thôn: Trung thôn, Thượng thôn, Hạ thôn. Phù Lãng được trong và ngoài nước biết đến với nghề gốm truyền thống.

Phủ Lãng, là quê hương của sản phẩm gốm. Hàng nghìn đồ gốm cổ đã được tìm thấy ở đây. Có khoảng 300 hộ gia đình ở Phủ Lãng sản xuất đồ gốm. Sản phẩm của họ được xuất khẩu và bán ở rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.

Cùng với Phủ Lãng là làng Thổ Hà cũng nổi tiếng với sản phẩm gốm. Tuy nhiên, ngày nay, Thổ Hà bắt đầu sản xuất những sản phẩm khác như rượu và các loại bánh kẹo. Lễ hội làng Thổ Hà diễn ra vào ngày 20 – 22 tháng giêng hàng năm. Người dân nơi đây luôn nồng nhiệt chào đón khách tới thăm.

Tiếp theo là làng Xuân Lai sản xuất sản phẩm từ tre, đặc biệt là tre đen. Thông thường, tre được ngâm nước trong nhiều tháng, sau đó thì được xông khói bằng rơm và đất sét trong vòng 4 ngày. Như vậy thì tre sẽ nhẹ và bền hơn.

Với truyền thống sản xuất đồ tre gia dụng lâu đời, vậy nên niềm đam mê nghề nghiệp đã thấm sâu vào tâm hồn của người dân Xuân Lai thợ ở đây không có phòng họp, không giữ bí mật, mọi người học tập lẫn nhau, con nối nghiệp cha, đời này qua đời khác thành nghề cổ truyền bên cạnh nghề mây.

Trải qua bao năm tháng thăng trầm, nhiều lúc nghề sản xuất đồ tre gia dụng ở Xuân Lai tưởng không còn tồn tại trước sự xuất hiện hàng loạt các sản phẩm gia dụng sản xuất công nghiệp như: đồ bằng nhựa hoặc gằng gỗ ép…, không chịu để nghề thống bị mai một, những người thợ tâm huyết ở Xuân Lai đã ngày đêm mày mò nghiên cứu để đa dạng các sản phẩm và nâng cao chất lượng tre của minhg, tre hin khói với gam mầu đen bóng tự nhiên đã ra đời đem lại những vẻ đẹp độc đáo trong trang trí nội – ngoại thất, tôn vinh sắc đẹp tự nhiên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Qua làng nghề tre, du khách sẽ được đến làng nghề thép Đa Hội. Làng nghề 400 năm tuổi đã có rất nhiều người dân trở thành tỉ phú từ chính bàn tay cần cù lao động. Đa Hội còn nổi tiếng là làng dệt thủ công truyền thống. Phụ nữ nơi đây vẫn phát triển nghề nuôi tằm dệt lụa.

Nằm cách Hà Nội khoảng 25 km, thôn Đồng Kỵ - huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh từ lâu vốn nổi tiếng với nghề sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ gỗ. Những bộ bàn ghế, tủ đứng, tủ chè....theo các phong cách giả cổ và hiện đại đang có mặt trên khắp cả nước với nhiều nhãn hiệu khác nhau xong đều có xuất xứ từ làng nghề Đồng Kỵ.

Cùng với sự phát triển của tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây thì bộ mặt của Đồng Kỵ cũng có nhiều biến đổi. Giờ đây làng cổ Đồng Kỵ đã được mở mang với quy mô lớn, trực thuộc khu công nghiệp Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Làng nghề khác, làng Vân, quê hương của nhiều loại rượu truyền thống, nằm dọc bên dòng sông Cầu nên thơ. Tất cả người dân trong làng đều biết ủ rượu, hầu hết rượu được làm từ bột sắn. Trong số họ thì người làm rượu nổi tiếng nhất là gia đình anh chị Bình Tường, có khách hàng trải khắp nhiều miền của tổ quốc. Người dân nơi đây rất sẵn lòng để du khách ngắm nhìn và chụp ảnh về các loại rượu nổi tiếng của họ, nhưng công nghệ làm rượu thì vẫn là một bí mật.

Làng Bưởi hay còn gọi là làng Đại Bái, nổi tiếng với sản phẩm đúc từ đồng. Người dân trong làng Đại Bái được truyền nghề đúc đồng bởi ông Nguyễn Công Truyền thế kỉ 10 và 11. Kể từ đó nghề truyền thống được truyền qua nhiều thế hệ. Dịp cuối năm là khoảng thời gian bận rộn nhất của làng Đại Bái. Du khách có thể chứng kiến trên 700 lò đúc đồng, bao gồm cả lò đúc đồng của gia đình ông Nguyễn Xuân Thanh, người được giao nhiệm vụ làm chiếc cồng đường kính 1.7 m và nặng 134 kg, đây là chiếc cồng lớn nhất Việt Nam.
Liên hệ đặt mua:
ĐT: 0241 3812 768 - 0972 083 099
YM: village_vn
Skype: craftb2c
http://bacninh.com
Email: craftb2c@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét