Ý nghĩa một số bức tượng gỗ Đồng Kỵ
Bài viết này Staroz sẽ giới thiệu 5
bức tượng gây ấn tượng nhất với staroz. Ý nghĩa của mỗi bức tượng chưa
chắc mọi người đã biết.
Đây là bài viết tiếp sau của loạt bài về đồ gỗ Đồng Kỵ. Bài viết này Staroz sẽ giới thiệu 5 bức tượng gây ấn tượng nhất với staroz. Ý nghĩa của mỗi bức tượng chưa chắc mọi người đã biết. Vì thế hãy cùng đọc và tìm hiểu cùng mình nhé.
1. Tượng cá chất liệu gỗ Hương
Cá Chép Hoá Rồng, Tích xưa kể rằng khi trời đất mới sinh, thì chính trời
phải làm ra mưa gió cho dân làm ăn. Sau, vì khó nhọc quá,Trời không làm
mưa gió nữa Trời sai rồng lấy nước phun xuống làm ra mưa. Nhưng vì số
lượng rồng trên trời ít không đủ làm mưa cho đều hoà khắp mọi nơi Trời
mới đặt ra một kỳ thi kén các vật lên làm rồng gọi là “thi rồng”. Khi
chiếu trời ban xuống dưới Thuỷ phù thì vua Thuỷ tề loan báo cho cả các
giống dưới nước ganh đua mà đi thi. Hạch có ba kỳ, mỗi kỳ vuợt qua một
đoạn sóng, vật nào đủ sức, đủ tài, vượt qua cả đợt thi mới lấy đỗ vào
cho hoá rồng. Trong một tháng trời, bao nhiêu loài thuỷ tộc đến thi đều
bị loại cả, vì không con nào vượt trót được cả ba đợt sóng. Sau đó có
con cá rô nhảy qua được một đợt, thì bị roi ngay. Có con tôm nhảy qua
được hai đợt, ruột, gan, vây, vẩy vẩy, râu đuôi đã gần hoá rồng, thì đến
đợt ba, đuối sức gã bổ xuống mà lưng cong khoằm lại. Đến lượt con cá
Chép vào thi, thì gió thổi ào ào mây kéo ầm trời, chép vượt luôn một hồi
qua ba đợt sóng, vào lọt cửa Vũ Môn.
Cá Chép đỗ, vẩy, đuôi,râu, sừng tự nhiên mọc đủ, hình dung trọn vẻ dạng
bộ oai linh, phận đẹp duyên may
Cá Chép hoá rồng làm cho mưa gió táp, mưa sa, đường đăng hoá rõ nên rực
rỡ. Bởi vậy người ta thường đặt hình ảnh Cá Chép hoá rồng để mang lại
nhiều may mắn và sung túc.
2. Tượng quan vân trường
Quan Vân Trường là một trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được
biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á, hình tượng của ông đã được tiểu
thuyết hóa trong Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung và sau này
được khắc họa trong các dạng hình nghệ thuật như kịch, chèo, tuồng, phim
ảnh v.v với những chiến tích và phẩm chất đạo đức được đề cao cũng như
được thần thánh hóa trong các câu chuyện dân gian, bắt đầu từ thời kỳ
nhà Tùy (581-618). Ông cũng được thờ cúng ở nhiều nơi với tượng mặt đỏ,
râu dài, tay cầm cây thanh long đao và/hoặc cưỡi ngựa xích thố, đặc biệt
là ở Hồng Kông. Tương truyền thanh long đao của ông nặng 82 cân (khoảng
18 kg ngày nay). Trong khi dân gian xem ông như một biểu tượng của tính
hào hiệp, trượng nghĩa thì các nhà sử học cũng phê phán ông về các tính
kiêu căng, ngạo mạn.
Tượng Quan Vân Trường 100% gỗ Hương. Hoàn thiện bằng sơn PU, trong ngoài
như nhau.
3. Tượng Phúc Lộc Thọ
Phúc Lộc Thọ hay Phước Lộc Thọ, là thuật ngữ thường được sử dụng trong
văn hóa Trung Hoa và những văn hóa chịu ảnh hưởng từ nó, để nói về ba
điều cơ bản của một cuộc sống tốt đẹp là: những điều lành (Phúc), sự
thịnh vượng (Lộc), và tuổi thọ (Thọ). Mỗi điều tượng trưng cho một vị
thần, ba vị này thường gọi chung là ba ông Phúc-Lộc-Thọ hay Tam Đa, và
thường không được tách rời.
Ông Phúc thường được đặt ở giữa tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành.
Tương truyền, Ông Phúc là một quan thanh liêm của triều đình. Theo quan
niệm xưa, nhà đông con là nhà có phúc nên đôi khi còn thấy có một đứa
trẻ đang nắm lấy áo Ông Phúc, hoặc nhiều đứa trẻ vây quanh ông hay là có
hình ảnh con dơi bay xuống ông (dơi phát âm giống "phúc").
Ông Lộc hay Thần Tài tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng. Theo
truyền thuyết, Ông Lộc được sinh tại Giang Tây, sống trong thời Thục Hán
của Trung Quốc, ông còn là một quan lớn của triều đình, có nhiều tiền
của. Ông thường mặc áo màu xanh lục vì trong tiếng Hoa, "lộc" phát âm
gần với lục", tay cầm "cái như ý" hoặc thường có một con hươu đứng bên
cạnh (hươu cũng được phát âm giống "lộc").
Ông Thọ tượng trưng cho sự sống lâu với hình ảnh là một ông già râu tóc
bạc trắng, trán hói và dô cao, tay cầm quả đào, bên cạnh thường có thêm
có con hạc.
4. Phật Quan âm nghìn tay nghìn mắt
Quan Thế Âm là vị bồ tát có nhiều phép thuật, hay cứu chúng sinh nên
ngài có nghìn mắt, nghìn tay và được gọi là Quan Âm thiên thủ thiên nhãn
(Quan Âm nghìn mắt nghìn tay). Hình tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay
đã có mặt tương đối sớm. Các tùy vật của Quan Âm thương thấy có ở các
cánh tay này: cây gậy hành hương, mũi tên, Mặt Trăng, hoa sen xanh, bình
nước, ngũ sắc tường vân, kiếm, hoa sen trắng, sọ người, gương soi, chùm
nho, cây kích, kinh văn, thủ ấn, đinh ba, tràng hạt, phật, thiên cung,
phất trần, thiền trượng, cung tên, hoa sen đỏ, vòng tay...
Ở Việt Nam, hình tượng này có từ thời Lý, Trần và đạt tới đỉnh cao nghệ
thuật vào thế kỷ 17 với tượng Phật Quan Âm ở chùa Bút Tháp. Theo kinh
điển của phái Mật tông, trong quá khứ xa xôi, Quan Âm được nghe Thiên
quan Vướng Tĩnh Chú Như Lai giảng về Đại Bi Tâm Đà la ni, sau đó đã xuất
hiện trên người nghìn mắt để thấy khắp ||thế gian]] và nghìn tay để cứu
vớt chúng sinh. Còn ở Việt Nam, câu truyện cổ tích "Bà chúa Ba" hay "Sự
tích Phật Bà nghìn mắt nghìn tay chùa Hương Tích" đã giải thích cho lý
do xuất hiện hình tượng Quan Âm này. Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở
chùa Mễ Sở, Hưng Yên và ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh là hai tượng Quan Âm
tiêu biểu về nghệ thuật và trí tưởng tượng phong phú của nghệ nhân.
5. Tượng Cặp Rồng gỗ Gụ
*Chú thích: Tất cả các bức tượng gỗ này đều được đảm bảo 100% chất lượng, đều được hoàn thiện bằng sơn PU, trong ngoài như nhau. Mọi người có thể tham khảo thêm tại: do go dong ky.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét